Hóa học đã có từ lâu đời và trở thành một nền tảng khoa học riêng, áp dụng cho mọi mặt đời sống và ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động sản xuất kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp hiện đại.
Trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, hóa học lại càng phát huy vai trò và vị trí của mình. Hóa học trở thành bộ phận không thể thiếu ở nhiều ngành sản xuất. Rất nhiều lĩnh vực sản xuất liên quan đến hóa học như: lọc - hóa dầu, hóa dược, sản xuất sản phẩm hóa hữu cơ, hóa vô cơ, sản xuất thực phẩm, hóa chất tiêu dùng, xi măng, sản xuất phân bón…
![]() |
Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật hóa học vẫn luôn là một lĩnh vực quan trọng. Triển vọng nghề nghiệp cho những người học Kỹ thuật hóa học, mở rộng từ các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu đến các doanh nghiệp với nhiều vị trí công việc đa dạng và mức lương hấp dẫn như quản lý vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành Hóa, thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích - quản lý chất lượng sản phẩm…
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có nền công nghiệp đang phát triển sôi động, với sự tham gia của ngày càng nhiều của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. Điều này cũng đặt ra những thách thức mới và nhu cầu về đội ngũ những nhà nghiên cứu và kỹ thuật trẻ, tài năng, được trang bị kiến thức hiện đại, ngoại ngữ cũng như các kỹ năng cần thiết để làm chủ công nghệ mới, cạnh tranh với thị trường lao động khu vực và quốc tế.
Ngành Kỹ thuật hóa học tại ĐH Phenikaa có gì nổi bật?
Là trường đại học được đánh giá cao về định hướng đào tạo ứng dụng, chương trình học bám sát thực tiễn, trường ĐH Phenikaa đảm bảo không gian thực hành với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ cho sinh viên tất cả các ngành đào tạo tại trường. Với ngành Kỹ thuật hóa học của Khoa Công nghệ sinh học, Hóa học và Kỹ thuật môi trường, các phòng thực hành hóa đại cương, hóa vô cơ hay phòng thực hành phân tích hóa - môi trường… chính là “giảng đường” để sinh viên thỏa sức trải nghiệm, thực hành trên các hệ thống thiết bị hiện đại, tiếp cận các công nghệ tiên tiến và cập nhật... như những kỹ sư hóa học thực thụ.
![]() |
Sinh viên tại trường Đại học Phenikaa được trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu - ứng dụng cùng các giảng viên và các nhà khoa học |
“Lực lượng” thiết bị, máy móc được trường đầu tư, đảm bảo “vừa chất vừa đẹp”, đáp ứng mọi yêu cầu về học tập, ứng dụng chuyên môn của sinh viên dưới sự hướng dẫn của các giảng viên giàu kinh nghiệm. Trong các giờ thực hành, sinh viên của khoa có thể “làm quen” với các hệ thống thiết bị mô phỏng, dây chuyền sử dụng tại các khu công nghiệp, xí nghiệp hiện đại để sẵn sàng trước yêu cầu từ doanh nghiệp trong và ngoài nước.
![]() |
Các phòng thực hành hóa đại cương, hóa vô cơ hay phòng thực hành phân tích hóa - môi trường… chính là “giảng đường” để sinh viên ĐH Phenikaa thỏa sức trải nghiệm, thực hành |
Theo đại diện nhà trường, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học tại trường ĐH Phenikaa được xây dựng với kiến thức chọn lọc và cập nhật dựa trên chương trình đào tạo tại các trường đại học danh tiếng như Viện Công nghệ Masachussetts, Đại học Manchester… với sự cố vấn của các chuyên gia hàng đầu đến từ chính các trường đại học này.
Sinh viên theo học chương trình này tại Phenikaa sẽ được trang bị kiến thức về các quá trình sản xuất, dây chuyền công nghệ, các sản phẩm của ngành Kỹ thuật hóa học theo hai định hướng: Vô cơ - Điện hóa - Năng lượng và Hữu cơ - Hóa dược - Mỹ phẩm, được lựa chọn dựa trên tầm nhìn phát triển của thị trường lao động Hóa học tại Việt Nam cho tới năm 2030. Theo đó, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng về khoa học hóa học và ứng dụng của hóa học trong lĩnh vực năng lượng, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe.
Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia vào các dự án nghiên cứu và trao đổi với các trường đại học đối tác của khoa từ các nước khác nhau nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ và khả năng thích ứng trong môi trường lao động quốc tế. Các giảng viên luôn theo sát sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường, nhằm kịp thời tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu cho sinh viên những cơ sở thực tập, việc làm phù hợp.
Trường ĐH Phenikaa đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học theo hướng ứng dụng, chú trọng thực hành và trải nghiệm thực tế để Kỹ sư tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu công việc tại nhiều vị trí khác nhau: doanh nghiệp, nhà máy sản xuất trong lĩnh vực hóa học; các công ty sản xuất dược phẩm và hóa chất y tế; các phòng thí nghiệm kiểm chuẩn; trường đại học, viện nghiên cứu… Năm 2021, ngành Kỹ thuật hóa học dự kiến tuyển sinh 55 sinh viên với các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán - Lý - Hóa); A01 (Toán - Lý - Tiếng Anh); B00 (Toán - Hóa - Sinh); D07 (Toán - Hóa – Tiếng Anh). Thông tin chi tiết xem tại www.bcee.phenikaa-uni.edu.vn. Hotline: 094 651 2020 - 033.217.1966 |
Tố Uyên
" alt=""/>Ngành học hấp dẫn bạn trẻ đam mê hoá học ở ĐH Phenikaa“Ở độ tuổi lớp 1, lớp 2, trẻ cần sự chỉ dạy trực tiếp, quan tâm sâu sát, chỉnh sửa từng li, từng tí từ thầy cô. Nếu như những bước đầu tiên trẻ đã phải học online, không có giáo viên dẫn dắt, phụ huynh lại không có chuyên môn sư phạm để giúp đỡ, uốn nắn… sẽ không tránh khỏi chệch choạc và rất khó sửa về sau” - chị Mai nói.
![]() |
Một buổi học online của bé lớp 2 |
Do đó, để trẻ lớp 1 học online hiệu quả, chị Mai cho rằng, cần điều chỉnh nội dung giảng dạy sao đơn giản, dễ hiểu nhất. Những mảng kiến thức phức tạp hơn, giáo viên có thể cập nhật, bổ sung sau khi học sinh quay trở lại trường học trực tiếp. Ngành giáo dục cũng nên xem xét giới hạn việc học trực tuyến chỉ thực hiện ở một số môn học nhất định. Thời gian học trực tuyến cũng nên rút ngắn.
Ngoài ra, theo chị Mai, cần phải có sự nỗ lực từ nhiều phía; trong đó nhà trường không nên gây áp lực thành tích, thi đua; giáo viên và phụ huynh phải có sự đồng hành, phối hợp với nhau.
Cũng có con năm nay cũng vào lớp 1, chị Nguyễn Hoàng Quỳnh Như (Thanh Xuân, Hà Nội) “choáng” khi thấy thời khóa biểu của con được sắp xếp giờ học trực tuyến tới 4 tiếng/ ngày.
“Việc sắp xếp thời khóa biểu hôm thì học buổi sáng, hôm lại học chiều tối rất bất cập cho phụ huynh và rất khó khăn đối với trẻ nhỏ.
Thời gian đầu, con không quen ngồi học trước màn hình máy tính nên cảm giác giống như “đang xem một chương trình mà mình không yêu thích”. Con nhấp nhổm, liên tục kêu mệt, mỏi mắt… khiến việc tiếp thu bài cũng không hiệu quả” - chị Như kể lại.
Vì thế, chị Như cho rằng, việc học trực tuyến với trẻ lớp 1 chỉ nên áp dụng cho các môn như Toán, Tiếng Việt; các môn còn lại, giáo viên có thể hướng dẫn phụ huynh cách đồng hành cùng con tự tìm hiểu tại nhà và kiểm tra, bổ sung khi trẻ quay lại trường học” - chị Như nói.
Giáo viên tìm cách “dụ” trẻ học
Cô V.H là giáo viên dạy lớp 1 ở một trường điểm của quận Đống Đa, Hà Nội. Trước khi năm học mới bắt đầu, cô V.H. đã lập kênh Youtube chia sẻ các ứng dụng để dạy học.
Buổi đầu làm quen với học sinh, cô V.H. dành 2,5 tiếng trao đổi với phụ huynh về phương pháp dạy online của mình, chia sẻ các phần mềm, làm quen với học sinh. Cô cũng gửi demo học thử.
Hiện tại, trường của cô đang áp dụng thời gian biểu dạy 1 tuần 3 buổi online cho học sinh. Cô V.H. cho rằng số lượng buổi dạy như trường cô đang áp dụng là phù hợp bởi phải có thời gian cách ra để bố mẹ tự kèm con ở nhà, chứ ngày nào cũng học xong không làm bài thì không thể nhớ.
"Phụ huynh hướng dẫn con tự học bằng nhiều cách, như qua các ứng dụng thu tiếng học sinh đọc, tương tác bài tập đọc.... Dù không thể như học trực tiếp nhưng khá hiệu quả".
Tuy nhiên, cô V.H. cho biết, từ tuần sau chương trình sẽ đi rất nhanh. "Nếu Bộ giãn ra thì tốt, chứ hiệu trưởng và phụ huynh mà bắt giáo viên dạy theo đúng chương trình thì rất khó vì nặng" - cô giáo này bày tỏ nguyện vọng.
![]() |
Giáo viên tiểu học ở nhiều địa phương sẽ có một quãng thời gian khá vất vả trước mắt |
TS. Nguyễn Quang Tiệp - Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, lúc này, ngoài thầy cô thì cha mẹ chính là những người quyết định đến sự thành công của việc học trực tuyến. Vì thế, bản thân phụ huynh phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và chủ động đồng hành cùng con trong việc tổ chức môi trường học tập tại nhà.
Cụ thể, cha mẹ cần tập dần cho con em mình việc tự nắm bắt và thực hiện các nhiệm vụ học tập, sử dụng và thao tác công nghệ, từ đó, giúp các con hình thành thói quen chủ động trong học tập.
Đối với giáo viên, cần phải thiết kế những bài học trực tuyến theo cấu trúc hợp lý, đồng thời, cần phải trực quan, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ.
"Giáo viên chỉ nên dạy 1 buổi trong ngày, 1 ngày không quá 2 giờ học trực tuyến để hạn chế việc trẻ tiếp xúc quá lâu với máy tính. Ngoài ra, khi thiết kế bài học trực tuyến, giáo viên cần lượng hóa nội dung trọng tâm của bài học. Nội dung trọng tâm này có thể chỉ chuyển tải tới học sinh trong vòng 10 – 15 phút ở thời điểm sự tập trung chú ý của trẻ ở mức cao nhất trong tiết học" - TS Tiệp nói.
Ngoài ra, theo TS Tiệp, giáo viên cũng phải ý thức được việc học online khó khăn hơn nên việc hướng dẫn học sinh cần chậm hơn bình thường.
"Thầy cô cần tránh việc vô ý tạo ra áp lực thời gian cho học sinh vì điều đó sẽ làm triệt tiêu hứng thú học tập của trẻ".
Nỗi lo của hiệu trưởng giữa tâm dịch Từ ngày 8/9, các trường tiểu học ở TP.HCM bắt đầu cho học sinh ôn tập kiến thức. Trong những buổi “gặp gỡ đầu năm” này, thầy trò mới làm quen và giáo viên đang hướng dẫn cách đăng nhập, nội quy học online và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình các em (nắm những trường hợp có hay không có thiết bị, có nhiễm hay không nhiễm, nơi ở hiện tại khi đang dịch...) và báo cáo về cho lãnh đạo nhà trường. Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Quận 12 cho biết khi Sở GD-ĐT quyết định sẽ cho học sinh học online hết học kỳ I, chị đã tập huấn lại cho GV các phần mềm dạy online là Google meet, K12Online, Zoom, Ms Team... GV sẽ tự chọn phần phụ hợp để dạy, miễn có tương tác giữa thầy và trò. “Dạy online mà hiệu quả thì chắc chắn không hiệu quả như dạy trực tiếp, đặc biệt là khối 1-2. Nhưng tình hình dịch như hiện nay thì phải chấp nhận online thôi. Bây giờ, nhà trường chỉ động viên giáo viên tìm thêm các phần mềm hỗ trợ để xây dựng bài giảng cho học sinh học mà chơi - chơi mà học thôi. Mà GV giỏi công nghệ thì ổn, còn lớn tuổi mà chậm công nghệ thì đuối cả thầy lẫn trò” – cô hiệu trưởng chia sẻ. Ngoài ra, vị hiệu trưởng này cho biết Phòng GD-ĐT Quận 12 cho sử dụng video dùng chung là nguồn tài nguyên dùng chung toàn quận do tất cả các trường soạn giảng và chia sẻ với nhau. GV nào không thích mà muốn soạn riêng thì cứ soạn. GV nào khó khăn về thiết bị để quay clip thì có thể dùng video của ngành. “Mình quản lý trên các minh chứng GV chụp màn hình gửi về. Ban giám hiệu chia nhau đăng nhập link thầy cô dạy để dự online, giám sát chất lượng dạy học”. Tuy nhiên, điều mà vị hiệu trưởng này đang lo lắng là trường đóng ở một địa bàn cư dân nghèo, “không có thiết bị hoặc có thiết bị thì không có mạng, kể cả GV”. Do đó, nhà trường phải tìm cách hỗ trợ thiết bị máy móc, cố gắng để các con không mất bài, tiếp thu kiến thức trọng tâm. Một khó khăn nữa đối với nhà trường là một số học sinh có ba mẹ bị nhiễm Covid-19 đang đi cách ly, bé gửi ở hàng xóm hoặc ở quê. “Hôm qua, các cô báo cáo có nhiều số điện thoại các bạn liên hệ miết mà không ai bắt máy, rất lo lắng. Sau khi chốt hết các hoàn cảnh, nhà trường sẽ tính phương án chặt chẽ hơn còn trước mắt chỉ vận động phụ huynh mỗi lớp tự hỗ trợ nhau bằng cách cho mượn điện thoại cũ, thừa không dùng hoặc nếu có điều kiện thì cho các em không có thiết bị. Nếu bước đó ổn thì thôi, còn chưa ổn sẽ tính tiếp”. |
Phương Chi - Thúy Nga
Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học Việt Nam, đại diện các đài truyền hình, kênh truyền hình trung ương… bàn giải pháp đẩy mạnh dạy học trực tuyến, trên truyền hình trong tình hình dịch bệnh.
" alt=""/>Phụ huynh choáng vì thời khóa biểu học online của bé lớp 1Cha mẹ có nghĩa vụ trả nợ cho con?
Muốn mở quán cơm phải có chứng nhận VSATTP
Tính con rể thay đổi hẳn, liên tục nhiếc móc con gái tôi khiến vợ chồng tôi rất đau lòng. Chúng tôi nghĩ nên để chúng ly hôn rồi đưa con gái về chăm sóc cho thuận tiện. Tuy nhiên, con rể chưa muốn ly hôn bởi khối tài sản chung của vợ chồng hiện tại đều do nhà tôi cho (5 tỷ cách 3 năm) và công vợ chồng tạo dựng thêm. Tổng cộng có khoảng 15 tỷ, bao gồm 2 căn nhà, 1 miếng đất và 1,2 tỷ gửi ngân hàng, đều do con rể quản lý hết.
Tôi e rằng nếu cứ để tiếp tục tình trạng này, số tài sản sẽ bị tẩu tán hết, con gái tôi sẽ khổ. Giờ tôi phải làm sao để giúp con gái. Nếu không ly hôn có cách nào chia tài sản được không?
![]() |
Ảnh minh họa |
Về thông tin bạn đưa ra, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:
Trước hết, gia đình bạn cần thực hiện thủ tục giám định tâm thần cho con gái để xác định con gái bạn đã rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự hay chưa. Nếu con gái bạn bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức có quyền, tòa án ra quyết định tuyên bố con gái bạn là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 BLDS 2015 và khoản 3 Điều 24 Luật HNGĐ 2014, chồng của con gái bạn sẽ được xác định là người giám hộ đương nhiên. Tuy nhiên, cũng theo khoản 3 Điều 53 BLDS 2015, trong trường hợp vợ chồng ly hôn thì người còn lại không đủ điều kiện để giám hộ do có xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ. Do vậy trong trường hợp này, tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn (khoản 3 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014).
Ngoài ra, Luật HNGĐ 2014 cũng có quy định cho phép cha, mẹ, người người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia (Điều 51, 56 Luật HNGĐ 2014). Các hành vi bạo lực gia đình được quy định chi tiết tại Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007.
Tuy nhiên, nếu không ly hôn thì vẫn có giải pháp khác, đó là yêu cầu chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Hiện tại con gái bạn và chồng con gái bạn vẫn là vợ chồng hợp pháp nên nếu muốn thực hiện thủ tục chia tài sản vào lúc này thì cần phải giải quyết theo thủ tục phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Trong thời kỳ hôn nhân, người có quyền yêu cầu chia tài sản chung là vợ chồng. Tuy nhiên, nếu con gái bạn đã giám định là tâm thần và bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì tòa án sẽ xác lập người giám hộ cho con gái bạn. Trong trường hợp phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, con rể bạn do có xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ với con gái bạn nên Tòa án có thể căn cứ vào khoản 3 Điều 53 BLDS 2015 mà xác lập cha, mẹ làm người giám hộ. Khi trở thành người giám hộ, bạn có thể yêu cầu chia tài sản chung do có nghĩa vụ đại diện hợp pháp cho con gái trong các giao dịch dân sự và quản lý tài sản của con gái. Nếu phân chia tài sản, tòa án sẽ dựa trên nguyên tắc quy định tại Điều 59 Luật HNGĐ 2014.
Như vậy, bạn nên thực hiện giám định tâm thần cho con gái bạn. Trường hợp con gái bạn có kết quả giám định là tâm thần thì thực hiện việc, yêu cầu tòa án tuyên mất năng lực hành vi, để từ đó bạn sẽ đứng đơn thay con gái thực hiện, kiện chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các biện pháp xác định tài sản trong hiện tại để tránh việc con rể tẩu tán tài sản.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Hi vọng bạn sẽ có phương án giải quyết phù hợp.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Tôi kết hôn vào năm 2005 và đã có 2 đứa con, một trai một gái. Do vợ chồng nảy sinh nhiều mâu thuẫn nên chúng tôi đã sống ly thân được 5 năm.
" alt=""/>Chồng đối xử tệ bạc với vợ nhưng không chịu ly hôn